Thông tin mới dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành năm 2022

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đang bước vào giai đoạn quan trọng, vừa đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn phải phòng chống dịch Covid 19. Hiện tại tiến độ thi công đạt gần 50%, Hạng mục khó khăn nhất trước đây là thi công trụ cầu trên sông Thị Vải, cầu cạn qua những khu vực sình lầy đã thi công xong.

Gói thầu J3 xây dựng cầu Bình Khánh bị dừng tiến độ do thiếu vốn từ đầu năm 2020 đến nay
Gói thầu J3 xây dựng cầu Bình Khánh bị dừng tiến độ do thiếu vốn từ đầu năm 2020 đến nay

Tổng quan về dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Tên dự án: Cao tốc Bến Lức - Long Thành

Chiều dài: 57km

Điểm đầu: Từ nút giao với đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, tại xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Quy mô: 4 làn xe

Điểm cuối: Nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Tốc độ cho phép: 100km/h

Khởi công: tháng 7/2014

Vốn đầu tư: 31.000 tỷ đồng

Toàn cảnh dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
Toàn cảnh dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành

Thông tin cao tốc Bến Lức - Long Thành năm 2022

Cao tốc Bến Lức – Long Thành có chiều dài 57km với điểm đầu từ nút giao với đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, tại xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Và điểm kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Tuyến cao tốc này đi qua địa phận của tỉnh Đồng Nai, huyện Nhà Bè, TP.HCM và tỉnh Long An, cụ thể:

  • 27,28 km Đi qua các  xã Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch).
  • 24,92 km Đi qua TP.HCM gồm Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh (huyện Bình Chánh); Và Huyện Nhà Bè qua các xã Bình Khánh (huyện Cần Giờ), Long Thới, Nhơn Đức (huyện Nhà Bè);
  • 4,89km Đi qua tỉnh Long An tại Mỹ Yên (huyện Bến Lức).

Dự án cao tốc này có tổng vốn đầu tư 31.320 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ADB, JICA và vốn đối ứng.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành được chia làm 3 đoạn để xây dựng, cụ thể:

Đoạn 1 (phía Tây): Dài 21,1 km, gồm 5 gói thầu: A1, A2-1, A2-2, A3 và A4, sử dụng vốn vay của ADB thông qua Hiệp định vay lần 01 số 2730-VIE. Do Hiệp định đã hết hiệu lực sau ngày 30/6/2019, nên các gói thầu nói trên đã dừng thi công từ tháng 7/2019, khi khối lượng thi công đạt 87,2%.

Đoạn 2 (giữa): Dài 10,7 km chủ yếu là các cầu lớn vượt sông, có độ phức tạp rất cao về kỹ thuật. Gồm có 3 gói thầu: J1, J2 và J3, sử dụng vốn vay ODA của JICA. Các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí vốn, khối lượng thi công đạt 84,6%.

Đoạn 3 (phía Đông): Dài 25,3 km, gồm 3 gói thầu: A5, A6 và A7, sử dụng vốn vay ADB thông qua. Hiệp định vay lần 02 số 3391-VIE đã được gia hạn đến ngày 31/12/2023.

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp) làm chủ đầu tư.

Vai trò của tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành

Sau khi hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ tác động tích cực đến tình hình giao thông và bất động sản của những khu vực mà nó đi qua.

Về giao thông: Tuyến cao tốc này sẽ giúp kết nối miền Tây và khu vực Đông Nam Bộ nhanh chóng, người dân không cần phải đi qua TP.HCM.

  • Người dân miền Tây có thể di chuyển về sân bay quốc tế Long Thành nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Giảm áp lực cho các tuyến quốc lộ xương sống như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51. Đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Về bất động sản: Bất động sản của những khu vực mà cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua sẽ trở nên  hot hơn bao giờ hết. Những địa phương như Nhà Bè, TP HCM, hay Long An,…sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư với các khu nghỉ dưỡng và resort.

Tạo đà cho sự phát triển của các doanh nghiệp bất động sản phát triển, định hướng sản phẩm.

Với tuyến cao tốc này, các doanh nghiệp có thể tiết kiếm được rất nhiều chi phí vận chuyển hàng hóa. Đồng thời thu hút đầu tư hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành
Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Tiến độ thi công dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành

Theo ghi nhận hạng mục khó khăn nhất trước đây là thi công trụ cầu trên sông Thị Vải, cầu cạn qua những khu vực sình lầy đã thi công xong. Các gói thầu A5, A6, A7 đoạn qua Đồng Nai đã thành hình, những trụ cầu dần mọc lên băng qua khu vực rừng sú và vẹt.

Các nhà thầu đang tiến hành thi công hạng mục gác dầm bê tông cầu cạn. Tuy nhiên hiện nay do thiếu vốn giải ngân nên công tác thi công đang đứng trước nguy cơ vỡ tiến độ.

Từ đầu năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 nên việc thi công trên công trường gặp nhiều khó khăn. Một công nhân chia sẻ:” Khi đến công trường anh em công nhân đều phải tuân thủ quy định của ngành Y tế. Ăn ngủ luôn trên công trường hạn chế tối đa việc đi lại để phòng dịch Covid-19”.

Bên cạnh đó mặt mặt bằng vẫn còn 6 hộ chưa bàn giao đất nên chưa thể thi công nút giao QL51.  Ngoài ra vẫn còn vướng mặt bằng 17 hộ ở huyện Bình Chánh (TP.HCM),

Theo tiến độ điều chỉnh, các gói thầu được gia hạn đến cuối năm 2023, nhưng đến nay nguồn vốn và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước chưa được khơi thông. Nguồn vốn cần được giải ngân kịp thời để nhà thầu tăng tốc thi công.

Trên đây là một vài thông tin về tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành do CONGTYKIMOANH.VN cập nhật mới năm 2022. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về dự án giao thông đang được nhiều người mong đợi này.