Mục đích Chính phủ xây dựng Vành đai nhằm liên kết các khu vực kinh tế trọng điểm và giảm ùn tắc giao thông. Đến với dự án Vành đai 4 TP HCM được mở rộng trên các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Hãy cùng congtykimoanh.vn tìm hiểu tổng quan và tiến trình của tuyến đường này thông qua bài viết sau đây nhé!
Sơ lược dự án Vành đai 4 TP HCM
Tính từ đường cao tốc Biên Hòa, Vũng Tàu, đường Vành đai 4 kéo dài đến sân bay quốc tế Long Thành. Tuyến đường giao với cao tốc thành phố Hồ Chí Minh, Long Thành, Dầu Giây. Ngoài ra còn giao với quốc lộ 1A, quốc lộ 22 tại địa bàn Củ Chi, Bến Lức. Tuyến Vành đai cắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh, Trung Lương.
Tổng chiều dài của tuyến Vành đai 4 TP HCM hơn 196 km. Quy mô bao gồm 6 đến 8 làn xe và có tuyến song hành hai bên. Dự án được mở rộng với nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng và các hành lang chăm sóc cây xây.
Dự án được xây dựng với mục tiêu cụ thể hóa vấn đề phát triển giao thông vận tải TP. HCM tới năm 2020 và những năm sau đó. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mô hình chỉnh sửa bản thảo triển khai dự án Vành đai 4.
Ngoài việc phát triển giao thông bằng tuyến đường liên kết cao tốc. Dự án chú trọng đến cơ sở quốc lộ và đang triển khai xây dựng để phát huy hiệu quả các khu vực có Vành đai đi qua. Điều này góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông. Đây chính là vấn đề nhức nhối trong giai đoạn phát triển đất nước như hiện nay. Bên cạnh đó, các dự án Vành đai góp phần hình thành liên kết vùng nhằm phát triển kinh tế khu vực.
Lộ trình đường Vành đai 4 đi qua
Tuyến đường Vành đai 4 (TP HCM) đảm nhận vai trò tiếp nhận và giải tỏa vấn đề lưu thông của khu vực Tây Nam Bộ đến thành phố Hồ Chí Minh. Trải qua quá trình phê duyệt và sửa đổi, dự án được quy hoạch thành 5 đoạn như sau:
Đoạn 1: Vành đai 4 Phú Mỹ - Trảng Bom
Tuyến đường lấy điểm bắt đầu là đường cao tốc Biên Hòa, Vũng Tàu (khu vực Cảng Phú Mỹ). Đoạn 1 Vành đai 4 hướng về sân bay quốc tế Long Thành tới điểm cuối cùng là Trảng Bom, Đồng Nai.
Đoạn 2: Quốc lộ 1 (Trảng Bom, Đồng Nai) – Quốc lộ 3 (Tân Uyên, Bình Dương)
Tính từ thị trấn Trảng Bom, quốc lộ 1, Đoạn 2 của Vành đai 4 sẽ vượt qua sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên. Điểm kết thúc của tuyến đường nằm tại quốc lộ 13 (Tân Uyên, Bình Dương).
Đoạn 3: Quốc lộ 1 (Tân Uyên, Bình Dương) – Quốc lộ 22 (Củ Chi, TP HCM)
Điểm bắt đầu của thành phần đoạn 2 trong dự án xây dựng Vành đai 4 chính là quốc lộ 1. Tuyến đường còn được gọi là Vành đai 4 Bến Cát – Tân Uyên, Bình Dương. Sau khi vượt sông Sài Gòn ngay tại chân cầu Phú Nhuận và dừng lại tại Củ Chi.
Đoạn 4: Quốc lộ 22 – cao tốc TP Hồ Chí Minh
Đoạn 4 được tính từ Vành đai 4 Củ Chi đến đường Vành đai 4 Bến Lức, Long An. Tuyến đường có điểm khởi đầu tại quốc lộ 22 đến thị trấn Hậu Nghĩa và đi qua thị trấn Bến Lức. Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh, Trung Lương chính là điểm cắt giao của đoạn này.
Đoạn 5: Bến Lức, Long An – cuối trục tuyến Nam Bắc TP. Hồ Chí Minh
Điểm bắt đầu Đoạn 5 trong dự án Vành đai 4 (TP HCM) là quốc lộ 1A khu Công nghiệp Long Hiệp. Tuyến đường giao với quốc lộ 50 đến điểm cuối trục đường Bắc Nam tại Khu Đô thị - Cảng Hiệp Phước TP HCM.
Cập nhật tiến độ dự án Vành đai 4 tính đến nay
Vào năm 2013, Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt dự án chi tiết với mức đầu tư khoảng 98.537 tỷ đồng. Khoảng chi phí này chưa bao gồm kinh phí xây dựng cầu vượt, trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch.
Với quy mô đầu tư lớn như vậy, dự án Vành đai 4 TP HCM mở rộng vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà Nước, Trái phiếu Chính Phủ, ODA. Ngoài ra còn huy động tư nhân với phương pháp khai thác quỹ đất của các khu vực mà tuyến Vành đai này băng qua.
Tính đến thời điểm hiện nay, dự án mới hoàn thành Đoạn 5 do Bộ cho phép lập dự án đầu tư. Còn lại bốn Đoạn là 1, 2, 3 và 4 vẫn đang chờ triển khai do chưa thể huy động vốn. Theo Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thu Dự Án thành phần Đoạn 4, tức đoạn Bến Lức – Hiệp Phước đang được đề nghị phê duyệt.
Với mục tiêu đảm bảo hiệu quả đầu tư và tính khả thi trong việc phân phối tài chính, dự án sẽ được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 bao gồm vốn Nhà nước là 2.600 tỷ đồng và lãi vay là 1.075 tỷ đồng. Ước tính khả năng hoàn vốn trong thời gian gần 20 năm và sẽ được khởi công vào cuối năm 2020.
Dự án xây dựng Vành đai 4 tại TP Hồ Chí Minh mang đến nhiều lợi ích kinh tế, xã hội cho quốc gia. Trên đây là những thông tin giới thiệu tổng quan về tiến trình và quy mô dự án. Mong rằng chia sẻ thật sự hữu ích với những ai đang quan tâm chủ đề này.